Đối với những bạn đang có dự định mua nhà lần đầu tiên và cần mượn tiền từ ngân hàng, Genuine Savings - hay còn được hiểu là “khoản tiền tiết kiệm thực sự”, là một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định bộ hồ sơ vay của bạn có “mạnh” hay không. Thông thường, một khoản tiết kiệm được các ngân hàng cho là “genuine” nếu nó tồn tại trong tài khoản tối thiểu là ba tháng.
Vì sao Genuine Savings là một yếu tố quan trọng?
Khi nộp hồ sơ vay mua nhà, hầu hết ngân hàng luôn muốn thấy rằng, khoản tiền đặt cọc nhà (deposit) thực sự đến từ việc tiết kiệm tiền của bạn, vì nó thể hiện rõ khả năng quản lý tiền bạc, thói quen chi tiêu, cũng như khả năng chi trả số nợ vay của bạn. Đặc biệt, khi bạn vay hơn 90% giá trị tài sản, họ sẽ càng cân nhắc kỹ đến khoản tiết kiệm này.
Những khoản tiền tiết kiệm như thế nào gọi là “genuine”?
- Tiền tiết kiệm được từ tiền lương; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; tiền mặt được tặng; tiền thừa kế; v.v… được để trong tài khoản ngân hàng của bạn trong thời gian tối thiểu là 3 tháng.
- Chứng khoán hay quỹ đầu tư (managed fund) của bạn.
- Tiền đóng góp trong quỹ hưu bổng theo chương trình đóng góp tự nguyện để mua nhà (First-home Super Saver scheme).
Có thể khi đọc đến đây, bạn sẽ thắc mắc vì sao lại cần để tiền trong tài khoản trong ít nhất 3 tháng?
[contact-form-7 id="1696” title="Newsletter Vni”]
Trên thực tế, các ngân hàng luôn muốn thấy người đi vay chứng minh được khả năng kiểm soát tài chính của mình trong một thời gian đủ dài. Vì thế, khi bạn nhận được những khoản tiền “bất chợt” trong ngắn hạn, không mang tính cố định (Ví dụ: Tiền được cho/tặng; tiền thừa kế; tiền thưởng từ công ty; tiền lời từ việc bán một tài sản không phải là bất động sản (xe cộ); tiền mượn của người khác; tiền từ việc khai thuế (tax return)…), việc giữ những khoản tiền đó tồn tại trong hơn 3 tháng có thể phần nào chứng minh cho ngân hàng thấy, bạn không có thói quen tiêu xài hoang phí; và những khoản tiền đó thực sự là của bạn, không phải “giả mạo”. Thói quen tiêu xài của một người thường được thể hiện rất rõ qua những con số trong tài khoản của họ. Ví dụ:
Người A được công ty thưởng $10,000 vào cuối năm, người A nhanh chóng sử dụng cho việc mua sắm chỉ trong 2 tháng. Vậy thì $10,000 đó KHÔNG được xem là genuine savings.
Lưu ý rằng, thời gian bạn để những khoản tiền này càng dài thì càng chứng minh được khả năng quản lý và kiểm soát tài chính tốt, tạo lòng tin về khả năng chi trả khoản nợ cho ngân hàng của bạn.
Nếu trong trường hợp, bạn không có đủ tiền tiết kiệm hay các khoản thu nhập khác để tích góp vào khoản genuine savings thì sao? Trusted Finance xin gợi ý những cách thức thay thế như sau để giúp bạn chứng minh được các khoản genuine savings này cho mình:
- Dùng khoản vay có người bảo lãnh (guarantor loan) để bảo lãnh cho khoản vay mua nhà của bạn. Người bảo lãnh có thể là bố mẹ hoặc người thân.
- Nếu bạn bạn đã trả tiền thuê nhà trong một thời gian dài, bạn cũng có thể dùng lịch sử trả tiền nhà để chứng minh cho ngân hàng đây là bạn có khả năng tiết kiệm thực sự.
- Nếu căn nhà hiện tại của bạn có vốn chủ sở hữu (equity), đây cũng có thể được coi là một khoản genuine savings để đặt cọc.
Những khái niệm này thường rất rộng và còn tùy thuộc vào tình hình tài chính của mỗi người, cũng như chính sách cho vay của ngân hàng. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo và kiểm tra với broker của mình để biết chính xác bạn cần một khoản genuine savings bao nhiêu để có thể mua được căn nhà mình mong muốn; hay những khoản tiền nào của bạn được đánh giá là genuine savings, v.v…, để có thể đưa ra chiến lược phù hợp nhất cho mình.
Nói tóm lại, nếu bạn đang chuẩn bị mua nhà và bạn sẽ được nhận một khoản tiền lớn để đặt cọc, hãy lên kế hoạch để bỏ những khoản tiền này vào tài khoản của bạn để đảm bảo rằng bạn có thể sử dụng nó tốt nhất:
- Bạn có thể có nhiều lựa chọn về ngân hàng, người cho vay hơn.
- Nếu khoản tiết kiệm của bạn lớn, bạn có thể trả chi phí bảo hiểm cho người cho vay thấp hơn (LMI).
- Bạn cũng sẽ có nhiều lựa chọn về sản phẩm vay nếu mức vay (LVR) của bạn thấp hơn.
Disclaimer: Bài viết này mang tính chất tham khảo chung. Trusted Finance không chịu trách nhiệm cho những hậu quả có thể xảy ra khi áp dụng những thông tin kiến thức trên mà chưa thông việc tư vấn với các chuyên gia trong ngành.
Các bài viết khác trong loại bài "Mua nhà ở Úc như thế nào"
- Cách tính toán khả năng vay (serviceability)
- Làm thế nào để tăng khả năng vay
- Những lưu ý khi mua căn nhà đầu tiên
- Quy trình mua nhà tại Úc
- Tầm quan trọng của “Thư chấp nhận cho vay từ ngân hàng (Pre-approval)”
- Qui trình mua nhà tại Úc cho người nước ngoài
- Vay tiền mua nhà: Những câu hỏi thường gặp
- Nhà ở: nên mua hay thuê?
- LMI: Bảo hiểm cho người cho vay
- "Equity" là gì? Làm sao để tối ưu hóa "Equity"?
- Genuine savings là gì?
- Làm lại tài chính: Nên hay không nên?
- Tối ưu hóa thuế từ nhà cho thuê (Tax Depreciation Schedule)
- Những hạng mục thuế có thể khai khi bạn sở hữu nhà
- Làm thế nào để “trả giá” hiệu quả khi đi mua nhà?
- “SUBJECT TO FINANCE” LÀ GÌ?
- Tìm hiểu về các loại lãi suất tại Úc (phần 1)