Kinh nghiệm Shopping

  • Post by admin
  • Oct 10, 2020
post-thumb

Hôm nay mình xin chia sẻ với mọi người 1 số kinh nghiệm về việc mua sắm bên Úc lúc mới sang. Hy vọng kinh nghiệm này sẽ có ích cho các anh chị trong quá trình settle, vì đây là quãng thời gian chi tiêu nhiều nhất.

Disclaimer: vì mình chỉ sống ở Melb nên kinh nghiệm của mình chỉ đúng ở Melb.

1. Nhà cửa:

Nhà nên mua/ thuê ở khu có trường học tốt cho con, vì thường các trường công ưu tiên cho trẻ em trong zone đó. Để xem giá nhà, có 1 số trang web :
www.realestate.com.au
www.domain.com.au

2. Đồ gia dụng trong nhà:

Một số anh chị hỏi mình khi sang Úc mang đồ gia dụng gì là cần thiết, mình bảo chỉ cần mang 💰 thôi. Nói thật là Úc không thiếu thứ gì, đặc biệt ở các thành phố lớn như Melb và Syd. Đồ điện gia dụng trong nhà loại “phình phường” rất rẻ, có thể mua trong chuỗi các siêu thị như KMart, Target, BigW, Aldi.
www.kmart.com.au
www.target.com.au
www.bigw.com.au
www.aldi.com.au

Mình không nói giá của từng loại, mọi người tự vào xem để biết giá, mấy loại này made in china nhưng dùng cũng được tầm 2 năm. Mình nghĩ mọi người nếu mới sang rồi nhà thuê chưa muốn mua sắm xịn thì có thể mua. Còn muốn các thương hiệu lớn thì có một số chuỗi như Myers, The Good Guys. Đại khái tra google là ra hết giá của các chuỗi và so sánh. Đặc biệt tầm tháng 6 và tháng 12 là mùa sales nên giá sẽ giảm nhiều. Nói chung là đồ điện nên mua bên này được bảo hành tốt.

Ngoài ra còn 1 chuỗi bán đồ điện - điện tử rất nổi tiếng là JB Hifi và Harvey Norman, như kiểu siêu thị điện máy nhà mình.

3. Quần áo, giày dép

Khi mới sang chỉ nên mang dự phòng mỗi loại 1 ít, vì quần áo bên này vào mùa sales rất rẻ. Cá nhân mình thấy nên mang:
- Áo khoác mùa đông: hàng VNXK đa số là rẻ hơn bên này. Áo khoác ấm/ áo dạ rơi vào khoảng 1-200$/cái.
- Vest/ quần Tây/ giầy da cho các anh, vì đa số VN mình người nhỏ, đi mua đồ may sẵn thường không đẹp.
Chỗ rẻ nhất để mua quần áo giày dép thường là các DFO (viết tắt của Direct Factory Outlet). Đây là tụ điểm của các brand không cực kì nổi tiếng nhưng chất lượng ok. (Bài này không dành cho highend brands nha). Ở Melb có mấy cái DFO như Essendon, Spencer, Unihill v.v. Ngoài ra ở tất cả các trung tâm thương mại đều có bán quần áo. Riêng quần áo mình thấy không nên mua ở mấy siêu thị như KMart BigW vì mẫu mã không đa dạng, mà nên mua ở Shopping Centre hơn.

4. Ô Tô

www.carsales.com.au
www.gumtree.com.au
Mình con gái nên ít biết về xe cộ, nhưng cứ để vào đây để các tiền bối vào chỉ bảo cho anh chị em ở nhà. Kinh nghiệm của mình: khi mua xe cũ nên có RWC (roadworthy certificate - cái này là bắt buộc để sang tên xe), mua km ít, và check history của xe trước đề phòng xe bị tai nạn hoặc xe ăn cắp. Tốt nhất nhờ 1 bác mechanic đi xem xe cùng.
À thêm nữa, nhất thiết phải mua bảo hiểm cho xe, đừng tiếc tiền. Thậm chí nên mua comprehensive (bảo hiểm 2 chiều), vì cơ bản bảo hiểm này chỉ có lợi chứ không có hại.

5. Thuốc men

Thường người Việt mình sang hay mua thuốc bổ, thực phẩm chức năng gửi về cho người nhà và bạn bè, có khi còn đi buôn làm giàu cho nước Úc, cho quê hương và cho bản thân mình. Một số website mua thực phẩm chức năng và mỹ phẩm rẻ (tất nhiên nên canh sales)
www.chemistwarehouse.com.au
www.priceline.com.au
www.mychemist.com.au
Ngoài ra siêu thị cũng bán thựcn phẩm chức năng nhưng giá thường cao hơn Chemist nếu không sales.

6. Di động

Có hai nhà mạng phổ biến nhất là Vodaphone và Optus. Và vô thiên lủng các nhà mạng khác như virgin, dodo, amaysim. Telstra dịch vụ tốt nhưng giá hơi cao so với túi tiền. Các bạn có thể mua sim trả trước như Vn hoặc kí plan điện thoại (trả góp cả điện thoại và cước dịch vụ trong 2 năm). Chi tiết xem trên website của hãng:
www.optus.com.au
www.vodaphone.com.au

7. Hardwares:

Bên này các công việc sửa chữa đa số là tự làm, vì thuê handyman rất đắt. Để mua dụng cụ, các bố có thể vào www.bunnings.com.au
Đồ làm vườn cũng mua ở đây.

8. Thực phẩm/ thức ăn

Hầu như các thành phố lớn đều có chợ Việt hoặc các shop Tàu, là mua được đồ ăn Việt. Còn nếu ko ở nhiều siêu thị cũng có quầy International Foods cũng có rất nhiều gia vị Việt. Vậy nên thuê nhà nên gần siêu thị để đi mua sắm cho tiện. Hai chuỗi siêu thị nổi tiếng nhất của Úc là Coles và Woolworths, mỗi thứ 4 hàng tuần sẽ có chương trình khuyến mại giảm nhiều sản phẩm 1/2 giá trong 1w. Các mẹ chịu khó xem catalogue và mua những loại mình hay dùng cũng tiết kiệm được kha khá.
www.coles.com.au
www.woolworths.com.au

Ngoài ra có chuỗi siêu thị bán buôn Costco như Metro ở nhà mình cũng rất rẻ, nhưng ở đây phải làm thẻ member $60/year.

Một số chuỗi siêu thị khác như Aldi, Foodworks, KFL v.v nhưng ko phải vùng nào cũng có.

Vậy nếu còn không thì mang gì sang? Mình mang 1 số gia vị cơ bản như viên nấu bún phở, măng khô, tôm khô, khô mực, quế hồi nấu phở (thịt bò bên này nấu phở rất ngon), mộc nhĩ nấm hương (bên này có đủ mà của VN ngon hơn), miến dong, v.v… Lưu ý tất cả các đồ ăn mang vào Úc phải khai báo.

***Một số website hữu ích và 1 số lưu ý:
- Các mẹ có con nhỏ mà ở nhà hay ốm nên mang dự phòng 1-2 liều kháng sinh và hạ sốt. Con sốt mà mang con ra GP thì thường bác sĩ sẽ bảo đi về đi tự khỏi, mà mình thì sốt ruột. Các bé mới sang thay đổi điều kiện sống, nên mình cứ dặn thế chứ không khuyến khích dùng kháng sinh nhé. Các thuốc cảm sốt thông thường có thể mua ở siêu thị hoặc nhà thuốc không cần kê đơn. (Thêm cái ngoặc nên mang 1-2 liều loại đã được bác sĩ Việt Nam kê đơn thôi nhé)
- Ở Melb có hội cho đồ free, mọi người có thể join vào. Người Úc rất có ý thức bảo vệ môi trường, nên 1 món đồ bỏ đi là làm hại đến môi trường. Có nhiều đồ rất tốt, mình nghĩ cũng giúp mọi người save chút tiền lúc mới sang. Bao giờ không dùng nữa, lại đăng lên cho để bảo vệ môi trường : Give Away Free Stuff in Melbourne09
- Một website đồ free hoặc đồ cũ nếu ai thích nữa là www.gumtree.com.au
- Mọi người có thể load app tên là ShopFully, nó bao gồm catalogue của nhiều loại siêu thị, theo dõi sales sẽ dễ hơn 😃
- Ngoài ra có thể mua đồ cũ ở các siêu thị “từ thiện” như Salvation Army, Savers. Giá rất rẻ ạ vì là từ thiện mà. Nồi niêu xoong chảo mấy cái đồ dùng trong nhà nhiều thứ hay ho lắm.

Nguồn: Julin Nguyen.