Xây dựng hồ sơ định cư từ con số 0 (Phần 2)

  • Post by admin
  • Oct 03, 2020
post-thumb

Đây là phần còn lại của Hành Trình Xây Dựng Profile Định Cư của bản thân mình. Cám ơn sự đón nhận và chia sẻ của các bạn ở phần 1 nhé!

(Phần này cực kì chi tiết nên các bạn đọc “Chậm mà Chắc” nha)

Sau đây là các yếu tố còn lại, song song với các yếu tố từ tập trước như Tuổi, Tiếng Anh, Bằng Cấp và Kinh Nghiệm.

5. Commitment (Độ Cam Kết)

Dành cho visa 190 hoặc 491 các vùng Regional

  • Commitment là một yếu tố cần thiết cho các Visa xin bang bảo lãnh ở các vùng “kinh tế mới” như Hobart, Launceston (Tasmania), Darwin (NT), …
  • Mình không được biết chính xác ở các bạn khác độ Commitment ở các bang khác như thế nào, nhưng ở Tasmania, nơi mình được bảo lãnh, thì Commitment lại cực kì quan trọng, thậm chí hơn cả số điểm định cư bạn đang có. Mình có bạn bè dù 95~105 điểm vẫn rớt trong khi có bạn chỉ tròn 65 điểm nhưng đã được cấp Visa 190/491.
  • Commitment là thể hiện việc bạn và Bang bảo lãnh có mối quan hệ mật thiết nào với nhau, để đảm bảo rằng bạn xứng đáng được bang bảo lãnh và bạn sẽ bị ràng buộc bởi bang sau khi có visa.
  • Một số cách thức để tăng commitment như sau:
    • Jobs: Bạn có một công việc được khai thuế đàng hoàng, có thư tiến cử (Referral Letter) hoặc Hợp đồng lao động (Offer Letter/Employment Contract)
    • Business: Bạn mở hẳn một business để kinh doanh local luôn, bạn có cửa tiệm, mặt bằng, trả tiền thuê nhân viên, thu nhập, thuế,…
    • House: Bạn sở hữu hẳn một căn nhà, dù là cho thuê hoặc để ở, miễn là nó đứng tên bạn chứng minh bạn có ràng buộc khá lớn.
    • Lease: Bạn đi thuê nhà qua agent, và có một Lease (hợp đồng thuê nhà) đủ dài từ 9~12 tháng để chứng minh bạn không đi đâu được
    • Volunteer: Bạn tham gia các hoạt động xã hội, bạn có chưng nhận tham gia giúp đỡ cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo hoặc từ thiện.
    • Bank Statement: Bạn dành tiền bạc sử dụng ở Tas hoặc bang bạn bảo lãnh nhiều hơn các chỗ khác. Vì thật là buồn cười nếu bạn ở Tasmania nhưng lại toàn thấy transactions (giao dịch) ở Melbourne hoặc Sydney.
    • Travelling: Có càng nhiều hình ảnh BẠN + BẠN BÈ sẽ giúp bạn chứng mình được bạn thể hiện tình yêu với bang như thế nào, và bạn hưởng thụ cuộc sống ở nơi bạn đang sống ra sao.
  • Đây là những gì mình đã làm và nộp cho Government khi làm hồ sơ, hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người. Mình nghĩ chắc sẽ có nhiều cách nữa nhưng bạn phải hỏi agent của bạn nhé!
6. Finance (Tài Chính)

Đây là cái họ không bắt buộc nhưng mình vẫn bổ sung thêm

  • Tại thời điểm mình xin Visa để bang bảo lãnh, họ có một section bạn phải khai báo về vấn đề Tài Chính. Mặc dù họ không có yêu cầu gì cụ thể ở phần này, nhưng mình muốn xây dựng hồ sơ mình thật đẹp nên mình làm như sau
    • Mình tính toán 2 vợ chồng nếu không có hỗ trợ của chính phủ thì ít nhất mỗi người mỗi năm tiêu khoảng 20k, nên mình chuẩn bị sẵn tài khoản có 30k (gom hết lúa thóc + alo bạn bè hihi). Mình nghĩ đơn giản như du học sinh thui, nếu CMTC qua Úc cũng cần một khoảng nhiêu đó mỗi người/năm. Mình muốn Government thấy là mình có đủ khả năng tự cung tự cấp nên sẽ không cần “ăn bám” chính phủ.
    • Ngoài ra còn một tờ khai báo tài chính (Financial Declaration), ở đây mình khai tất cả những gì mình có gồm tiền mặt (cash), tài sản nhà cửa ở Việt Nam và ở Úc (vợ mình lúc đó còn ít ở Việt Nam và mìh có một chiếc xe bên này).
    • Bên cạnh đó, mình cũng có Pay slip (lương) hàng tháng nên mình cũng nộp vào chứng minh thu nhập luôn
  • Mình nghĩ phần chứng mình Tài Chính nhiều người hay nghĩ là không quan trọng nên bỏ hẳn, nhưng mình lại cực kì chau chuốt đến từng điểm tỉ mỉ một.
7. Marriage (Kết hôn)

Mình và bà xã Kết Hôn dưới 12 tháng nên bắt buộc phải làm

  • Mình nghĩ điều này là cần thiết và cần “biết” cho các cặp đôi ghép hồ sơ chung và các bạn nào kết hôn hoặc đăng kí mối quan hệ dưới 12 tháng giống mình.
  • Trước hết bạn phải viết Love Story của bạn. Nghe rất sến nhưng đây là bắt buộc! Mình viết tầm 2 trang giấy kể về việc hai đứa mình gặp nhau thế nào, rồi khi nào thì yêu nhau, các cột mốc quan trọng.
  • Kinh nghiệm của mình là viết làm sao để thấy rằng hai đứa mình rất hiểu nhau và thuộc về nhau. Chủ yếu cho người đọc (case officers) thấy mối quan hệ này là thực thiết thế nào. Tụi mình đã ảnh hưởng nhau thế nào. hơi sến tí cũng không sao ý!
  • Nhiều bạn mắc lỗi là cứ ngồi kể lể ngày này tháng nọ ra. Rốt cuộc đọc như đọc lịch sử, mà không có gì làm cho người đọc “đồng cảm cả”
  • Ngoài ra, mình nộp các giấy tờ Hôn Thú (Marriage Certificate) ở Úc nè.
  • Bên cạnh đó, mình nộp rất nhiều hình (trên hình ghi rõ nơi đi và ngày đi, ƯU TIÊN HÌNH CHỤP CHUNG VỚI NGƯỜI KHÁC nhé, chứ selfie không thì không được)
  • Mình còn nộp chung các tài sản và giấy tờ mình từng đứng tên chung như JOINT BANK ACCOUNT (TK ngân hàng chung), Lease agreement (hợp đồng thuê nhà), Car Insurance (Bảo hiểm xe),..
  • Bạn còn phải nộp cả một Form cho nhanh chứng, mình nhớ không nhầm là Form 888. Quan trọng Người viết và kí phải là người có PR hoặc Quốc Tịch. Mình có quen 2 anh chị từng ở chung, mình viết sẵn cho họ (để đỡ phiền họ) và nhờ họ đọc lại xem thấy đúng ý họ muốn không rồi nhờ họ kí.
  • Với Form 888, theo mình, nhân chứng nên chia sẻ VÌ SAO mình nghĩ mối quan hệ này là thật. Như cách các bạn ấy yêu nhau, cách họ giải quyết mâu thuẫn, và quan trọng nhất là họ đã từng chia sẻ những dự định trong tương lai với nhau cho mình nghe như thé nào.
  • Đây là một phần quan trọng, nên mình dành hẳn cả 2 tuần để làm cho thiệt kĩ rồi mới gom hồ sơ nộp. Vì nếu không, mình sợ rủi ro vợ mình sẽ bị đánh rớt hoặc cả 2 sẽ mất visa.
8. Job Market Research

Mình ở TAS phải làm, không biết các bang khác thế nào, các bạn nên tham khảo hen.

  • Đây là một tờ giấy yêu cầu mình giải thích về việc mình muốn ở lại bang bảo lãnh và làm việc thì mình sẽ làm thế nào.
  • Trong tờ giấy này, mình viết không dài, chỉ tầm 3/4 trang A4 thôi. Chủ yếu mình chia sẻ mình đã học gì và có kinh nghiệm gì. Nhưng quan trọng nhất là mình tìm thấy thị trường về ngành nghề công việc này như thế nào
  • Mình đưa một vài số liệu mà mình tìm được từ các trang chính phú và SEEK về tình hình công việc ở TAS. Để họ thấy mình hoàn toàn nghiêm túc trong việc này.
  • Bên cạnh đó, mình screenshot tất cả những Công Việc được Quảng Cáo, mình screenshot cả hồ sơ mình đã gửi, yêu câu của họ, kể cả thư từ chối.
  • Mình ghi rõ trong đó là mình đã cố gắng nhưng may mắn chưa mỉm cười, chủ yếu là vì mình chưa có PR nên nếu bang bảo lãnh thì cơ hội mình kiếm việc sẽ rất cao vì mình có đủ yêu cầu.
  • Mình cũng giải trình thêm là công việc hiện tại mình đang làm là gì, và nó giúp ích thế nào cho việc trong tương lai. Như trường hợp mình thì lúc đo mình đang dạy tiếng Anh, nhưng cần nộp ngành Accounting, mình có nói luôn là công việc này giúp mình cải thiện các tiêu chí về mặt giao tiếp và ứng xử, mình sẽ làm việc tốt hơn trong tương lai ở môi trường chuyên nghiêp nếu có cơ hội.
  • Các bạn không cần quá nặng nề về việc này, nhưng chỉ cần “cẩn thận” và “thành thât” mình nghĩ bạn sẽ làm được dễ dàng.
9. Các yếu tố PLUS
  • Ngoài ra, có một số yếu tố khác lấy thêm điểm mà mình chưa nói thêm như
    • Học CCL (Bằng dịch thuật), hiện nay bằng này giúp bạn +5 và vì dịch nên thi online, có vẻ dễ thở hơn rất nhiều, đặc biệt các bạn offshore cũng có thể thi luôn.
    • Lấy điểm từ Partner: lúc bạn nộp hồ sơ, nếu partner có thêm PTE50 bạn có +5 điểm nữa , hoặc partner mà có cả Skill Assessment (thầm định tay nghề), bạn có +10 điểm nha.

Hai phần trong “Hành Trình Xây Dựng Profile Định Cư từ Số 0” xin khép lại tại đây. Mình đã chia sẻ “như một người bác sĩ, moi hết ruột gan” cho các bạn rùi. Hy vọng các bạn thấy thật có ích.

Ngày trước, khi làm giấy tờ, mình không có ai đi trước để chỉ bảo, mình phải tự tìm tòi rất nhiều, mình hy vọng các bạn đi sau sẽ không phải “mò mẫm” như mình từng đi. Chúc các bạn đưa ra những quyết định thật sáng suốt.

Nguồn: Facebook - Thầy Tờ Magic.

Các bài viết khác trong loại bài "Hành trình xây dựng hồ sơ định cư từ con số 0"
  1. Xây dựng profile định cư từ con số 0 (Phần 1)
  2. Xây dựng hồ sơ định cư từ con số 0 (Phần 2)